Nhắc đến Sài Gòn, người ta không chỉ nhớ đến những con đường sầm uất, những món ăn ngon mà còn nhớ đến hương vị cà phê đậm đà, đặc trưng của vùng đất này. Cà phê Vợt (hay còn gọi là cà phê Kho) là một nét văn hóa độc đáo của Sài Gòn, đã tồn tại từ rất lâu đời và trở thành một thức uống quen thuộc của người dân nơi đây.
Hãy cùng khám phá “Cách pha chế cà phê Vợt (cà phê Kho Sài Gòn) đậm đà chuẩn vị” dưới đây để cảm nhận nét độc đáo của thức uống đặc biệt này nhé!
Tìm hiểu cà phê Vợt – cà phê Kho là gì?
Cà phê Vợt hay cà phê Kho còn có các tên gọi khác như: cà phê bít tất, cà phê lắc hay cà phê ngâm. Đây là một loại cà phê truyền thống lâu đời ở Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở Sài Gòn. Loại cà phê này mang hương vị đặc trưng, đậm đà hơn so với cà phê pha phin, bởi cà phê được ngâm trong nước sôi lâu hơn, chiết xuất được nhiều tinh chất cà phê hơn.
Khác với phin cà phê truyền thống, loại cà phê này sử dụng vợt vải để lọc cà phê giúp giữ lại hương vị nguyên bản của cà phê. Cái tên “cà phê kho” xuất phát từ cách pha chế độc đáo: ngâm cà phê trong ấm nước nóng như cách kho thức ăn. Còn “cà phê vợt” là tên gọi phổ biến hơn, miêu tả dụng cụ chính dùng để lọc cà phê đó là chiếc vợt vải.
Cà phê Vợt mang một hương vị đặc trưng riêng biệt, không lẫn với bất kỳ loại cà phê nào khác. Khi thưởng thức cà phê Vợt, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng đậm đà của cà phê hòa quyện cùng vị ngọt béo của sữa, tạo nên một hương vị khó cưỡng, khiến bạn muốn nhấp thêm một ngụm nữa.
Ngày nay, cà phê vợt dần trở nên ít phổ biến hơn so với cà phê pha phin hay cà phê hòa tan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người yêu thích hương vị đặc trưng của loại cà phê này và tìm đến những quán cà phê truyền thống để thưởng thức.
So sánh cà phê Vợt và cà phê Phin
Cà phê vợt và cà phê phin là hai loại cà phê phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù có cùng nguyên liệu là cà phê rang xay, nhưng hai loại cà phê này có những điểm khác biệt về cách pha chế và hương vị.
Cà phê vợt: Cà phê được cho vào túi vải và ngâm trong nước sôi khoảng 10-15 phút. Sau đó, người pha sẽ dùng vợt để lọc cà phê ra khỏi nước.Cà phê vợt có vị thơm nồng và ít vị đắng. Một điều thú vị ở cà phê vợt đó là bạn có thể pha chế đơn giản, nhanh chóng chỉ cần có dụng cụ chuyên dụng là vợt cà phê. Cách pha chế này cũng Ít tốn cà phê hơn và bạn cũng dễ dàng điều chỉnh lượng cà phê và nước theo sở thích của mình. Tuy nhiên, với cách làm này thì hương vị cà phê không được đậm đà như cà phê phin.
Cà phê phin: Cà phê được cho vào phin, rót nước sôi vào và đợi cà phê chảy xuống. Khác với các loại cà phê khác, cà phê phin mang đến hương vị đậm đà, đắng mạnh mẽ, nếu bạn là người nghiền cà phê thì chắc chắn sẽ không thể nào cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó. Cũng như cái tên của nó, cà phê phin sử dụng chiếc phin nhỏ có hình dạng giống như một chiếc cốc nhỏ, được làm bằng nhôm hoặc thép không gỉ, có nắp đậy và đế đựng. Tuy nhiên, để có được ly cà phê phin ngon đúng điệu thì mất khá nhiều thời gian cũng như đòi hỏi kỹ thuật pha chế cầu kỳ, đúng cách để cà phê không bị đắng.
Lựa chọn cà phê vợt hay cà phê phin tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Nếu bạn thích cà phê có hương vị thơm nhẹ, thanh thoát và dễ uống thì nên chọn cà phê vợt. Nếu bạn thích cà phê có hương vị đậm đà, mạnh mẽ và đắng hơn thì nên chọn cà phê phin.
Cách pha chế cà phê Vợt (cà phê Kho Sài Gòn)
Cà phê Vợt thường được pha với nước sôi và khuấy đều bằng đũa, tạo nên một mùi thơm nồng nàn, quyến rũ lưu luyến mãi nơi đầu lưỡi. Dưới đây là cách làm cà phê vợt đơn giản mà ai cũng có thể làm được tại nhà:
Nguyên liệu:
- Cà phê rang xay nguyên chất: 100gr
- Nước sôi: 300ml
- Vợt cà phê (vải xô hoặc khăn tay)
- Ấm đun nước
- Ly
Cách pha:
Bước 1: Làm nóng nồi nước và ấm đất
Thổi lửa và đặt nồi nước lên bếp và đun nước sôi, đảm bảo rằng nhiệt độ nước luôn nằm trong khoảng từ 95-98 độ C, đây là mức nhiệt độ tốt nhất để pha cà phê vợt chuẩn vị. Đặt ấm đất lên bếp luôn để làm ấm trước khi chiết xuất cà phê qua đó.
Bước 2: Trụng vợt
Cho vợt cà phê vào nước sôi, nhúng qua nhúng lại cho vợt mềm và sạch. Việc này giúp khử mùi tanh của vải và làm nóng vợt để cà phê nở đều hơn.
Bước 3: Cho cà phê vào vợt
Đầu tiên, cho lượng cà phê vừa đủ vào giữa vải lọc và để trên miệng của ấm, tránh cho quá nhiều sẽ bị tràn khỏi vải lọc khi pha. Bạn có thể thử lựa chọn cỡ xay 2mm hoặc 2.5mm để chiết xuất hương vị cà phê đậm đà hơn.
Bước 4: Chiết xuất cà phê lần 1
Đầu tiên hãy để cà phê vào vợt và để lên miệng của ấm đất, sau đó lấy nước sôi đã đun từ nước chế vào, chế từ từ, không quá mạnh và đều trên bề mặt lớp cà phê. Tiếp đó, sử dụng muỗng khuấy đều cà phê để chúng không bị đọng lại dưới đáy và lớp cà phê trên lớp vải. Đồng thời cũng liên tục nhấc vợt lên xuống nhiều lần để cà phê chiết suất..
Bước 5: Chiết xuất cà phê lần 2
Bước này bạn không dùng nước sôi để chiết xuất nữa mà dùng nước café đã chiết xuất ở lần 1, rót hết nước café đã chiết xuất lần 1 vào vợt chứa café lần 2. Giữ nguyên khoảng 5 phút để chiết xuất cà phê được hoàn toàn. Lúc này bạn sẽ có thể ngửi thấy mùi thơm đậm đà của cà phê.
Bước 6: Hoàn thành
Cà phê pha xong rót vào một ly riêng để đợi khi nguội, dùng cho người thích uống cà phê đá. Ấm còn lại để trên bếp than lửa nhỏ nhằm mục đích giữ nóng.
Xem thêm: Cách Pha Cà Phê Vợt Ngon Chuẩn Sài Gòn
Lưu ý khi pha chế cà phê Vợt Sài Gòn
Thay vì dùng ấm nhôm để nấu cà phê thì nên sử dụng ấm đất để giữ hương vị được lâu hơn.
Không vệ sinh vải lọc bằng xà phòng vì mùi xà phòng sẽ bám vào vải, khi pha làm cho mùi cà phê bị biến đổi. Có thể vệ sinh vải lọc bằng nước sôi hay nước hãm trà, ngâm và rửa lại bằng nước sạch. Sau khi pha, không để lâu trong vải mà cần ngâm vải vào nước ngay để tránh cà phê bị chua và bám chặt vào vải lọc khiến cho việc vệ sinh trở nên khó khăn.
Nên chọn vợt cà phê được làm bằng vải mềm, mịn để cà phê không bị lọt. Kích thước vợt cà phê nên phù hợp với lượng cà phê bạn muốn pha.
Kết luận
Trên đây là cách pha chế cà phê Vợt (cà phê Kho Sài Gòn) đậm đà chuẩn vị. Nếu bạn muốn thưởng thức cà phê Vợt thơm ngon tại nhà, hãy thực hiện theo cách pha chế đơn giản như trên để có thể tự pha cho mình một ly cà phê ngon đúng điệu của dân Sài Gòn.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!
0 Comments